Hiển thị các bài đăng có nhãn Diệt mối cho nhà chung cư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Diệt mối cho nhà chung cư. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 12, 2014

Diệt mối cho nhà chung cư, nhà cao tầng không khó

Trong những năm gần đây, dưới sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, thành phố, hàng loạt các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, đồng thời cũng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, hàng loạt khu nhà cao tầng được xây dựng đồng nghĩa với sự phát triển của loài mối. Con người ở nhà mặt đất thì mối tấn công, phá hủy ở dưới đất, khi ở nhà cao tầng cũng khó có thể tránh được loài mối.
I. Mối tấn công chung cư và nhà cao tầng như thế nào?
1. Mối trưởng thành(mối cánh) bay phân đàn hàng năm tiếp cận, xâm nhập, tấn công, phá hoại các công trình xây dựng.
2. Mối có ở môi trường xung quanh công trình xây dựng làm đường đi tiếp cận vào công trình xây dựng.
3. Mối gỗ khô ở trong các cấu kiện gỗ, ván cốt pha do quá trình vận chuyển giúp chúng xâm nhập vào công trình xây dựng.
Có quan điểm cho rằng đối với nhà cao tầng toàn bê tông, cốt thép chắc chắn thì mối khó có khẳ năng xâm nhập được nên thường chủ quan không phòng mối khi xây dựng, sau khi đưa công trình vào sử dụng vài năm đã bị mối xâm nhập phá hoại, vậy nguyên nhân do đâu. Thường thì các công trình xây dựng lớn kéo dài khoảng 2-3 năm, tức đã trải qua nhiều mùa vũ hoá của mối, phần lớn các đất nền chưa lát gạch, còn tơi xốp cùng các tàn dư thực vật của công trình như cỏ rác, phôi bào, ván cốt pha bị chôn vùi, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho mối phát triển. Một phần là các công trình xây dựng thường thắp đèn, mối rất nhạy cảm với ánh sáng các loại đèn vì vậy khi phân đàn theo hướng đèn ở các công trình xây dựng, chúng tập trung quanh bóng đèn và rụng cánh con đực tìm con cái cặp đôi tìm nơi thuận lợi xây tổ, cùng với các điều kiện trên chúng phát triển, khi công trình hoàn thành thì một quần thể mối mới cũng được hình thành. Ngoài ra mối còn lợi dụng các đường ống cấp thoát nước đường dây điện ngầm, mạch phòng lún. Để xâm nhập và leo lên các tầng cao.
Nguyên nhân chủ yếu, các đường đi của mối lên các tầng cao là đi theo đường hộp kỹ thuật hoặc đi theo đường hố thu rác, đây là những khu vực có độ ẩm cao, mặt tường bên trong của hố thu rác và hộp kỹ thuật không được chát làm cho mối dễ đi lên các tầng cao. Khi mối đi lên tầng nào gặp điều kiện thuận lợi như khu vực nền nhà WC bị ẩm, mặt sàn các tầng thường được đôn cát để tạo cốt lát sàn. Mối sẽ mang nước vào các khu vực này và hình thành tổ mối mới sau đó chúng tiếp tục đi lên các tầng trên và hình thành tổ mối ở các tầng đó. Đặc điểm của loài mối này là hình thành rất nhiều tổ phụ ở các tầng, tổ phụ này cũng có đầy đủ thành phần của tổ mối như mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ.
II. Vậy diệt mối cho nhà cao tầng bằng cách nào?
Biện pháp thông thường nhất có thể áp dụng cho nhà cao tầng và chung cư là xử lý từ dưới lên. Bên dưới chân tòa nhà, ta dùng các ụ nhủ mối để đặt xung quanh. còn bên trên có thể dùng hóa chất phun xịt hoặc dùng biện pháp sinh học để chúng lây lan dịch bệnh cho nhau từ đó tiêu diệt mối ở các tầng.
Khi diệt mối chúng ta cũng không nhất thiết phải diệt mối chúa mà chúng ta cũng có thể diệt trên 15% cá thể mối lính, mối thợ thì hệ thống tổ mối cũng tiêu diệt hoàn toàn